Mục tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính Trường Đại học Hồng Đức năm 2020

06/07/2020

           Căn cứ vào quyết định số 886/QĐ-ĐHHĐ ngày 06/07/2020 của hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức về việc ban hành chương trình đạo tạo thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính Trường Đại học Hồng Đức đã ban hành mục tiêu tào tạo với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.

1. 1. Mục tiêu chung         

           Đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ khoa học chuyên ngành Khoa học máy tính; có kiến thức chuyên môn vững vàng; có khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn; có khả năng tự nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giải quyết vấn đề; khả năng áp dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng, phân tích và đánh giá các hệ thống công nghệ thông tin; có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc; có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được giao.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

           Học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức của Khoa học máy tính, có trình độ về lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực Khoa học máy tính, có trình độ cao về lý thuyết và học thuật trong các hướng chuyên ngành của Khoa học máy tính; học viên sẽ được trang bị một nền tảng kiến thức rộng lớn bao gồm cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng. Ngoài ra học viên có thể lựa chọn các lĩnh vực chuyên sâu trong chuyên ngành Khoa học máy tính để nghiên cứu chuyên sâu như hệ chuyên gia, tương tác người-máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh.

           Bổ sung và nâng cao những kiến thức cơ bản, hiện đại, chuyên sâu về Khoa học máy tính trên cơ sở những tri thức đã được trang bị ở bậc Đại học; tăng cường, cập nhật kiến thức mới, hiện đại để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn về Công nghệ thông tin cho những người đã tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin để thực hiện tốt chuyên môn và có điều kiện để học cao hơn. Sau quá trình đào tạo các cán bộ này có khả năng ứng dụng tốt các kiến thức, kỹ năng thực hành đã học vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

1.2.2. Về kỹ năng

           Học viên sau khi được đào tạo có khả năng thực hành ứng dụng cao, có kỹ năng tiếp cận, phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý chuyên môn một cách độc lập và sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, có liên quan đến lĩnh vực CNTT; có khả năng tư duy nhạy bén và linh hoạt; có đủ cơ sở, điều kiện chuyên môn để học tiếp chương trình Tiến sĩ CNTT chuyên ngành Khoa học máy tính và các chuyên ngành gần.

1.2.3. Về thái độ

           Chấp hành nghiêm túc pháp luật, tuân thủ các qui định trong các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ; ích cực hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự nghiệp phát triển nền công nghệ thông tin Việt Nam; có thái độ tự học tập và nâng cao trình độ

           Cùng với đó chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng đã được ban hành với nội dung cụ thể là:

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Kiến thức và năng lực chuyên môn

2.1.1.  Kiến thức chung

           Có được nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc về ngành công nghệ thông tin nói chung và tư duy triết học, khả năng ngoại ngữ,… để làm cơ sở tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Khoa học máy tính.

2.1.2. Kiến thức cơ sở ngành

           Học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức của Khoa học máy tính, có trình độ về lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực Khoa học máy tính, có trình độ cao về lý thuyết và học thuật trong các hướng chuyên ngành của Khoa học máy tính.

           Học viên có khả năng trình bày, giải thích, vận dụng được các kiến thức về: thiết kế thuật toán, mạng máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng.

2.1.3. Kiến thức chuyên ngành

           Học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức của Khoa học máy tính, có trình độ về lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực Khoa học máy tính, có khả năng ứng dụng các hướng chuyên ngành của Khoa học máy tính vào giải quyết các bài toán trong thực tế; học viên sẽ được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học máy tính bao gồm phương pháp luận lập trình, thiết kế đánh giá thuật toán, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu. Ngoài ra học viên có thể lựa chọn các lĩnh vực chuyên sâu trong chuyên ngành Khoa học máy tính để nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, an toàn bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu, công nghệ chuỗi khối,….

2.2. Kỹ năng

           Học viên sau khi được đào tạo có khả năng thực hành ứng dụng cao, có kỹ năng tiếp cận, phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý chuyên môn một cách độc lập và sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, có liên quan đến lĩnh vực CNTT; có khả năng tư duy nhạy bén và linh hoạt; có đủ cơ sở, điều kiện chuyên môn để học tiếp chương trình Tiến sĩ CNTT chuyên ngành Khoa học máy tính.

           Có trình độ ngoại ngữ đạt được ở mức tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam do nhà trường tổ chức đánh giá, đạt 6,0 điểm (thang 10 điểm) hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL: 500 PBT, 173 CBT, 61 iBT; First Certificate in English FCE; BEC Vantage; 60 BULATS; 625 TOEIC; 5.0 IELTS; chứng chỉ tiếng Anh B2 (Khung Châu Âu) và bậc 4/6 (Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam) trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Đức, Nhật, Trung, Pháp, Nga do các trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp hoặc do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ công nhận tương đương trình độ tiếng Anh trong thời hạn 2 năm, tính từ ngày cấp chứng chỉ.           

2.2.1. Kỹ năng chuyên môn

           Học viên sau khi được đào tạo có khả năng thực hành ứng dụng cao, có kỹ năng tiếp cận, phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý chuyên môn một cách độc lập và sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, có liên quan đến lĩnh vực CNTT; có khả năng tư duy nhạy bén và linh hoạt; có đủ cơ sở, điều kiện chuyên môn để học tiếp chương trình Tiến sĩ CNTT chuyên ngành Khoa học máy tính

2.2.2. Kỹ năng mềm

           Sử dụng được Tiếng Anh trong giao tiếp, đọc, dịch tài liệu chuyên môn; Làm việc theo nhóm, thể hiện ở khả năng phối hợp thực hiện đề tài và tổ chức nghiên cứu; khả năng liên kết nhóm trong phân tích và hoạt động khoa học cũng như các hoạt động khác; phát triển khả năng phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học; khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đổi mới trong hoạt động nghiên cứu.

2.3. Phẩm chất đạo đức

2.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

           Sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ Khoa học máy tính, người học có đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, có thái độ tích cực, tuân thủ các quy định của pháp luật. Có các đức tính: kiên trì, tự tin, linh hoạt, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê trong công việc.

2.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

           Học viên tốt nghiệp trình độ thạc sĩ Khoa học máy tính có lối sống trung thực, thái độ khách quan, có tính thần trách nhiệm, bản lĩnh và tác phong chuyên nghiệp, có tư duy chủ động, sáng tạo và tích cực trong các hoạt động chuyên môn. Chấp hành tốt các quy định của nhà nước và tổ chức về quy định, đạo đức nghề nghiệp.

2.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

           Tôn trọng và phát huy thế mạnh của cá nhân và cộng đồng, có quan điểm đúng đắn hợp tác tốt trong thực tiễn công tác và phục vụ lợi ích chung cho xã hội.             

Tập tin đính kèm

Tin liên quan