Giao lưu Chuyển đổi số thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ tỉnh Thanh Hóa

10/10/2022

       Tiếp nối các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022, sáng 7-10, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với các Sở: Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chương trình giao lưu học sinh, sinh viên tỉnh Thanh Hóa với chủ đề “Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ tỉnh Thanh Hóa”.

 

Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/1-toancanh-20221009104147-e.jpg

Toàn cảnh buổi giao lưu

       Tham dự chương trình ông Nguyễn Văn Tước - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Lê Văn Nam – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Lê Minh Chiến - Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện các trường Đại học, Cao đẳng và các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có TS. Hoàng Nam – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; lãnh đạo Trung tâm CNTT&TT, khoa CNTT&TT, Bí thư Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và đông đảo sinh viên trong Trường. 

       Phát biểu tại chương trình giao lưu, TS. Hoàng Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức nhấn mạnh: Các cơ sở giáo dục đại học, chương trình giáo dục và định hướng khởi nghiệp giúp thế hệ trẻ trang bị kỹ năng cần thiết về thị trường lao động 4.0 và tăng khả năng làm chủ. Hiện nay, khởi nghiệp là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo, thông qua đó khuyến khích các sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám suy nghĩ và có những khát vọng lớn. Khởi nghiệp có thể bắt đầu ở mọi độ tuổi và tinh thần khởi nghiệp trẻ, tự tin dám hành động sẽ là bước đệm của thành công trong tương lai. Xu hướng khởi nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ vào trong sản xuất và đời sống của thế hệ trẻ. Đây là cơ hội để thế hệ trẻ tiếp cận nhanh với công nghệ 4.0 góp phần vào công cuộc CNH, HĐH và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

 

Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/2-hoangnam-20221009104205-e.jpg

TS. Hoàng Nam - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại chương trình giao lưu.

                 

       Trong khuôn khổ của chương trình, PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng khoa CNTT&TT, Trường Đại học Hồng Đức đã phát động tham gia Cuộc thi Techfest Viet Nam 2023 cho sinh viên CNTT. Đây là sân chơi thường niên nhằm tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của trí tuệ Việt sử dụng công nghệ tiên phong phục vụ cho thế hệ người dùng mới, bối cảnh kinh tế xã hội, trên nền tảng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Cuộc thi Techfest 2023 được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest Viet Nam 2023 hứa hẹn sẽ mang đến các giải pháp đổi mới sáng tạo tiềm năng từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội, bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hiện nay.

 

Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/3-ta-20221009104303-e.jpg

PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng khoa CNTT&TT phát động tham gia Cuộc thi Techfest Viet Nam 2023 cho sinh viên CNTT.

       Cũng tại chương trình giao lưu, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận về các sản phẩm dự án của sinh viên CNTT, Trường Đại học Hồng Đức triển khai về CĐS và áp dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0, tiêu biểu như: Giải pháp "Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy suất nguồn gốc sản phẩm" của sinh viên Trịnh Sỹ Tuấn - Khoa CNTT&TT; "Đề xuất mô hình CCN phục vụ xây dựng ứng dụng di động trong phân loại một số bệnh trên cây lúa" của cựu sinh viên Nguyễn Hoàng Long -  Khoa CNTT&TT. Ngoài ra, các bạn sinh viên, đoàn viên thanh niên còn được lắng nghe các diễn giả chia sẻ về kinh nghiệm trong chuyển đổi số ở các lĩnh vực, chia sẻ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; về những lợi thế và tiềm năng để học tập và phát triển bản thân với mục tiêu “CNTT là lĩnh vực đột phá”.

 

Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/5hl-20221009104414-e.jpg

Nguyễn Hoàng Long - Cựu sinh viên Khoa CNTT&TT trình bày

"Đề xuất mô hình CCN phục vụ xây dựng ứng dụng di động trong phân loại một số bệnh trên cây lúa".

 

Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/6-st-20221009105221-e.jpg

Trịnh Sỹ Tuấn - sinh viên Khoa CNTT&TT trình bày giải pháp

"Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy suất nguồn gốc sản phẩm".

 

       Một số hình ảnh sinh viên Nhà trường tham quan các gian hàng triển lãm các sản phẩm, giải pháp, mô hình CĐS, trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số:

Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/9sv5-20221009110114-e.jpg
Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/7sv1-20221009110116-e.jpg
Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/8sv2-20221009110116-e.jpg
Media/2001_hdu_cntt/FolderFunc/202210/Images/9-sv3-20221009110113-e.jpg

 

  Công nghệ Blockchain giúp gia tăng giá trị sản phẩm

       Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc truy xuất nguồn gốc hiện đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Với nhiều lợi ích như minh bạch hành trình sản xuất và đảm bảo thông tin tin cậy không bị sửa xóa, công nghệ Blockchain chính là một trong những công nghệ cực kì tiềm năng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

       Blockchain là công nghệ mã hóa tất cả dữ liệu thành các khối và kết nối chúng với nhau để tạo thành một chuỗi dài. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới. Ưu điểm của công nghệ Blockchain đó là tính không thể thay đổi được của dữ liệu và tính phi tập trung hóa. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp và đơn vị kiểm định vào hệ thống, cấp phát chữ ký điện tử cho các doanh nghiệp và đơn vị kiểm định này.

       Nếu doanh nghiệp cần đăng ký kiểm định sản phẩm thì công nghệ này sẽ hỗ trợ linh hoạt lựa chọn chuẩn kiểm định như VietGap hay các tiêu chuẩn khác; hỗ trợ doanh nghiệp tự định nghĩa số lượng quy trình và tên quy trình cần kiểm định cho sản phẩm.

       Trong quá trình kiểm định sản phẩm, khi sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp cho việc nhận thông tin cần kiểm định từ doanh nghiệp từ hệ thống, thực hiện kiểm tra trong thực tế. Nếu quy trình đạt chất lượng kiểm định, dùng chữ ký điện tử ký xác thực. Khi tất cả các quy trình đạt chất lượng kiểm định, đơn vị đăng ký sẽ ký xác thực vào chứng nhận kiểm định và lưu vào Blockchain.

       Với công nghệ này, người dùng check mã QR để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm có thể ùng APP TRoot trên điện thoại để hiển thị thông tin; dùng camera trên điện thoại để link đến trang Web chứa thông tin.

Trịnh Sỹ Tuấn

Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Hồng Đức

 

                

 

(Ban biên tập)

 

 

 

Tin nổi bật

Lịch công tác

TIN LIÊN QUAN