Tuyển sinh đại học 2025: Quy đổi điểm học bạ và đánh giá năng lực sang điểm thi tốt nghiệp THPT

07/03/2025

PGS TS Phạm Thế Anh

Trưởng khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Hồng Đức

Lý do quy đổi điểm về điểm thi TN THPT

Trước thềm tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học công bố bỏ phương thức xét tuyển học bạ [1], đặc biệt là các ngành đào tạo giáo viên, với lý do chính là để nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào [2]. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc đánh giá điểm học bạ ở các trường THPT hiện nay chưa thực sự khách quan và chính xác [2]. Ngoài ra, bản dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD-ĐT [3] cũng chủ trương sẽ siết chặt phương án xét tuyển sớm bằng điểm học bạ. Hơn nữa, theo dự thảo quy chế tuyển sinh mới, các trường đại học được yêu cầu quy đổi điểm xét tuyển từ các phương thức và tổ hợp môn khác nhau về một thang điểm chung để đảm bảo công bằng cho thí sinh (trong đó có phương thức xét tuyển học bạ).

Điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT đều có cùng một thang điểm chung, tối đa là 10 điểm cho mỗi môn riêng biệt. Hiện nay, các phương thức tuyển sinh dựa trên điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp của các trường đại học ở Việt Nam đa số đều sử dụng ba môn khác nhau trong mỗi tổ hợp xét tuyển nên tổng điểm tối đa của mỗi tổ hợp xét tuyển là 30 điểm. Vấn đề được dư luận quan tâm đó là tính chính xác và độ tin cậy của điểm học bạ như thế nào? Hơn nữa, do điểm học bạ có tính chất cục bộ, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đặc thù của từng trường (từ chất lượng đầu vào, quá trình giảng dạy đến phương pháp kiểm tra, đánh giá), nên một câu hỏi quan trọng khác được đặt ra là làm thế nào để đánh giá khách quan năng lực của học sinh từ các môi trường khác nhau?  Để trả lời các câu hỏi trên, một hướng khả thi đó là ánh xạ kết quả học tập ở THPT (ký hiệu là điểm HB) sang một hệ quy chiếu điểm "chuẩn" (standardized scoring system), có tính chất toàn cục (global), và có độ tin cậy cao (reliable). Hệ quy chiếu chuẩn đó được chọn là điểm thi TN THPT bởi bởi mục tiêu chính của kỳ thi này nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước. Đặc biệt, kỳ thi sử dụng đề chung và tổ chức thi chung với quy trình tổ chức thi và chấm thi khép kín, có tính bảo mật và độ độ tin cậy cao.

Quy đổi điểm HB sang điểm thi TN THPT

Để phân tích mối tương quan giữa điểm HB và điểm thi TN THPT, dữ liệu được khảo sát và thu thập từ các thí sinh đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Thanh Hóa trong các năm tuyển sinh 2023 và 2024 và từ các học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh. Điểm HB được tính trung bình từ điểm tổng kết của các năm lớp 10, 11 và 12.

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-1-20250301125707-e.png
 

Biểu đồ phân bố điểm học bạ (HB) và điểm thi TN THPT của môn Toán

Dựa trên biểu đồ phân bố điểm HB và điểm thi TN, nhìn chung điểm TN THPT thấp hơn điểm HB khoảng 1,2 điểm (giá trị trung bình hoặc giá trị trung vị). Độ lệch chuẩn của điểm HB nhỏ hơn độ lệch chuẩn của điểm TN, thể hiện rằng độ rộng của phổ điểm thi TN lớn hơn điểm HB. Ngoài ra, biểu đồ cũng cho thấy vùng ngoại lệ có khoảng 14 học sinh có kết quả HB khá cao (>8 điểm) nhưng điểm thi TN lại khá thấp (<5 điểm). Thậm chí có học sinh đạt 9,2 điểm HB môn Toán nhưng thi TN chỉ đạt khoảng 4 điểm. Về tổng thể, hệ số tương quan của điểm HB và điểm TN môn Toán là 0.63 (khá cao, tối đa là 1.0).

Áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính cho dữ liệu của môn Toán, công thức quy đổi xấp xỉ điểm HB sang điểm thi TN THPT có dạng:

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-2-20250301125715-e.png

Như vậy, nếu một thí sinh có điểm HB môn Toán là 8,0 điểm thì mô hình dự đoán điểm thi TN là 7,2 điểm.  Tương tự như vậy, công thức quy đổi giữa điểm HB sang điểm thi TN của một số môn tiêu biểu như sau:

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-3-20250301125719-e.png

Đường thẳng tương quan giữa điểm HB và điểm thi TN THPT môn Toán

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-4-20250301125724-e.png

Công thức quy đổi điểm HB sang điểm thi TN của một số môn tiêu biểu

Tiếp theo, phân tích sự phụ thuộc giữa điểm thi TN và điểm HB ở mức độ tổ hợp gồm 3 môn riêng biệt. Các tổ hợp được lựa chọn mang tính đại diện cho 3 lĩnh vực gồm: Khoa học tự nhiên (các tổ hợp thuộc khối A và B), Khoa học xã hội (các tổ hợp thuộc khối C), và Ngoại ngữ (các tổ hợp thuộc khối D). Việc phân tích mối tương quan ở mức độ tổ hợp môn sẽ cho kết quả ổn định và đáng tin cậy hơn vì sử dụng đồng thời cả 3 môn (nhiều đặc trưng hơn) trong mỗi tổ hợp để xây dựng mô hình thống kê. Hơn nữa, khả năng mà thí sinh mắc sai lầm không đáng có ở cả ba môn dẫn đến kết quả điểm không phản ánh đúng năng lực thí sinh là thấp hơn so với từng môn.

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-5-20250301125731-e.png

Đường thẳng tương quan giữa điểm HB và điểm thi TN THPT của các tổ hợp khối KHTN

Biểu đồ trên cung cấp kết quả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính cho các tổ hợp thuộc khối khoa học tự  nhiên (KHTN). Công thức quy đổi xấp xỉ đối với khối KHTN là:

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-6-20250301125736-e.png

Bảng sau trình bày công thức quy đổi cho các lĩnh vực còn lại và công thức quy đổi chung của cả 3 lĩnh vực.

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-7-20250301125741-e.png

Công thức quy đổi điểm HB sang điểm thi TN của các lĩnh vực

 

Với công thức quy đổi chung cho cả 3 lĩnh vực, chúng ta có thể áp dụng để quy đổi điểm HB sang điểm thi TN một cách thuận tiện và dễ dàng. Chẳng hạn, các thí sinh có kết quả học tập 28 điểm HB hoặc 20 điểm HB thì nhiều khả năng điểm thi TN sẽ lần lượt là 24,9 và 18,5. Mô hình này khai thác và sử dụng thông tin và các đặc trưng của tất cả các tổ hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy có thể xem là một sự hài hòa tổng thể và lựa chọn hợp lý cho bài toán quy đổi điểm HB sang điểm TN.

Quy đổi điểm đánh giá năng lực sang điểm thi TN THPT

Phần này minh họa phương pháp quy đổi tương đương giữa điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội và điểm thi tốt nghiệp THPT (TN). Dữ liệu dùng để xây dựng công thức quy đổi là phổ điểm thi cao nhất của kỳ thi TSA (6 đợt) tổ chức năm 2024 của ĐH Bách khoa HN [6]. Theo đó, khoảng điểm TSA mà đa số (>90%) thí sinh đạt được là từ 33 đến 80 (thang điểm 100). Tiếp tục sử dụng dữ liệu điểm thi TN năm 2024 của học sinh ở trên, phổ điểm mà đa số thí sinh đạt được theo tổ hợp xét tuyển 3 môn là từ 18 đến 27 (thang điểm 30). Kết quả xây dựng công thức quy đổi xấp xỉ giữa hai dải phổ điểm phổ biến trên như sau:

Media\2001_hdu_cntt\FolderFunc\202503\Images/hinh-8-20250301125745-e.png
 

 

Tin nổi bật

Lịch công tác,Tuyển sinh 2024,Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN