13/05/2023
Đại biểu tham dự chụp ảnh tại Hội thảo
+ Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
+ ĐH Bách Khoa Hà Nội
+ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Kỹ thuật Hưng Yên
+ Trường ĐH CMC Hà Nội
+ Trường ĐH Phenikaa
+ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM
+ Trường Đại học Hàng Hải (Hải Phòng)
+ Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa.
Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của gần 10 doanh nghiệp CNTT lớn gồm:
+ Ông Hoàng Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT phần mềm Minh Lộ
+ Ông Trần Văn Ba – Giám đốc Trung tâm CNTT, VNPT Thanh Hóa
+ Ông Vũ Hữu Quế - Giám đốc Công nghệ công ty Vik
+ Ông Trịnh Hồng Hưng - Giám đốc Công ty công nghệ LigoSoft
+ Đại diện lãnh đạo công ty ThinkLabs, G8.Max, PanCake
TS. Nguyễn Thế Hoàng Anh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ trình bày giải pháp về công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Tại chương trình của Hội thảo, TS. Nguyễn Thế Hoàng Anh - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình bày các nghiên cứu với chủ đề “Công nghệ nhận diện khuôn mặt và tiềm năng thị trường ở Việt Nam”. Theo đó, TS. Nguyễn Thế Hoàng Anh cho biết: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST), Bộ Khoa học và Công nghệ đã phát triển một giải pháp nhận diện khuôn mặt tổng thể trong đó công nghệ nhận diện khuôn mặt được phát triển dựa trên công nghệ học sâu, phần mềm có giao diện được lập trình trên nền tảng các ngôn ngữ HTML, CSS và Javascript. Phần mềm nhận diện khuôn mặt VKIST được cung cấp thông qua hệ thống máy tính hiệu năng cao có cấu hình Card đồ hoạ máy tính GPU mạnh DGX A100. Chức năng của công nghệ nhận diện khuôn mặt do VKIST phát triểngồm 03 góc độ nhận diện khác nhau: Nhận diện khuôn mặt trực diện, nhận diện khuôn mặt nghiêng và khuôn mặt bị che khuất. TS. Nguyễn Thế Hoàng Anh cho biết thêm: Công nghệ nhận diện khuôn mặt này đã được triển khai thử nghiệm ở Trường mầm non Tuổi Thơ, Trường mầm non Trung Sơn, Trường Iris school ở Thái Nguyên… Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm du lịch, tài chính và an ninh.Tiềm năng và thị trường của công nghệ này rất lớn và đang được nhiều đơn vị, công ty sử dụng và phát triển ở Việt Nam.
PGS, TS. Phạm Thế Anh – Trưởng khoa CNTT&TT trình bày về hệ thống lọc nhiễu ảnh dựa trên công nghệ mạng học sâu
Quan tâm đến vấn đề “Khử nhiễu dựa trên mô hình AUTOENCODER”, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trưởng khoa CNTT&TT, Trường Đại học Hồng Đức đã nghiên cứu và lựa chọn kiến trúc mạng học sâu, cụ thể là mô hình AutoEncoder để giải quyết bài toán khử nhiễu. Trên cơ sở phân tích đánh giá các ưu điểm và hạn chế của các mô hình khử nhiễu trình, PGS.TS. Phạm Thế Anh đã thiết kế và xây dựng một mô hình AutoEncoder hoàn chỉnh, khai thác các ưu điểm của mạng CNN và các kỹ thuật tăng cường dữ liệu để tối ưu hóa quá trình huấn luyện. Kết quả thực nghiệm đãđem lại nhiều hiệu quả tối ưu cho bài toán khử nhiễu ảnh.
TS. Nguyễn Văn Hậu – Trưởng khoa CNTT,Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên trình bày các giải pháp chuyển đổi số.
TS. Vũ Đức Minh, Giám đốc các chương trình đào tạo, Trường ĐH Phenikaa trình bày các nghiên cứu về tối ưu hóa cho bài toán lập lịch.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra các ý kiến thảo luận với góc độ, khía cạnh khác nhau liên quan đến một số hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay tại các trường đại học; ứng dụng các mô hình sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo công suất phát của TURBINE điện gió; truy vấn ảnh với đặc trưng CNN với hệ số tương quan; ảnh hưởng của công nghệ số trong cải tiến chất lượng dạy và học; nghiên cứu và ứng dụng cơ sở dữ liệu tiên tiến quản trị cơ sở dữ liệu dùng chung trong trường đại học; ….. Qua đó, đề xuất giải pháp tiếp cận chuyển đổi số một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của Trường Đại học Hồng Đức trong giai đoạn hiện nay.
Hội thảo đóng vai trò như một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các công ty, chuyên gia công nghệ, cán bộ, giảng viên cũng như đại diện các cơ quan truyền thông tích cực trao đổi về các cách tiếp cận, phương pháp và công cụ mới nhằm phát triển các dịch vụ tại Trường ĐH Hồng Đức. Hội thảo cũng góp phần làm cơ sở để nghiên cứu, giảng dạy về khoa học máy tính, hệ thống thông tin, và mạng máy tính cho sinh viên đại học và học viên Cao học của Khoa CNTT&TT.